Sức ép “xanh hóa” buộc ngành thép phải thay đổi

Thách thức phải hoàn thành việc chuyển đổi xanh vào 2035 mà COP26 đặt ra đang đặt lên vai ngành thép khi có quá nhiều sức ép về thời gian và đầu tư công nghệ...

Sức ép “xanh hóa” buộc ngành thép phải thay đổi

Thách thức phải hoàn thành việc chuyển đổi xanh vào 2035 mà COP26 đặt ra đang đặt lên vai ngành thép khi có quá nhiều sức ép về thời gian và đầu tư công nghệ...

 

Tìm tiếng nói chung

 

Nền công nghiệp thép toàn cầu đều đã hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, chính vì vậy, thời gian qua, ngành công nghiệp thép Việt Nam cũng đã từng bước bắt nhịp với sự đổi mới và có nhiều đóng góp lớn lao vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, công nghiệp thép chiếm khoảng 8% tổng lượng phát thải CO2 toàn thế giới. Vì vậy, trách nhiệm của ngành thép là phải sản xuất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, qua đó giảm lượng khí thải carbon trong sản phẩm.

 

 
photo-1721457544522

 

Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước bắt buộc phải chuyển đổi sản xuất theo hướng “xanh hóa” để có thể nâng cao sức cạnh tranh

Ảnh: Thép Hoà Phát

 

Theo báo cáo thường niên của tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor - GEM), ngành Công nghiệp sắt thép toàn cầu trong năm 2023 đã đạt được những bước tiến lớn hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.

 

Một trong những lý do cho sự thành công này là nhiều hoạt động sản xuất thép bằng lò hồ quang điện (EAF) có lượng phát thải thấp hơn được đưa vào hoạt động và đi vào quy trình phát triển hơn bao giờ hết.

 

Theo đó, sản xuất thép bằng công nghệ EAF chiếm 49% tổng công suất được công bố hoặc đang được xây dựng, tăng so với mức 43% vào năm 2023 và 33% vào năm 2022.

 

Báo cáo của tổ chức GEM cho thấy có 2 xu hướng hỗ trợ cho sự thay đổi này. Thứ nhất, gần như toàn bộ công suất sản xuất thép mới được công bố đều đi theo lộ trình sản xuất EAF (93%). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất thép lò hồ quang điện sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.

 

Thứ hai, công suất theo kế hoạch và việc cho ngừng hoạt động của các nhà máy cho thấy sự chuyển đổi khỏi sản xuất thép sử dụng than đá. Cụ thể, các dự án thép toàn cầu sẽ tính thêm 171 triệu tấn mỗi năm (mtpa) công suất lò oxy cơ bản (BOF), 310 mtpa công suất EAF và 80 mtpa công suất với công nghệ chưa được xác định.

 

Nếu những kế hoạch phát triển và cho ngừng hoạt động này có hiệu lực, công suất thép đang hoạt động trên toàn cầu sẽ nằm ngay dưới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho năm 2030.

 

Hiện nay, IEA đã kêu gọi đạt mốc 37% EAF vào năm 2030. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ra mắt công cụ theo dõi nhà máy thép toàn cầu, cột mốc này hoàn toàn có thể đạt được.

 

Để thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, các bộ, ngành và cơ quan nhà nước đã và đang xây dựng, triển khai kế hoạch hành động của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu và lộ trình trung hòa carbon của ngành công thương đến năm 2030-tầm nhìn 2050.

 

Theo ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép Việt Nam cũng đã nỗ lực chuyển đổi số, tối ưu hóa công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Một số doanh nghiệp thép đã tận dụng nhiệt dư phát điện đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của nhà máy nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận.

 

Từ năm 2015 đến nay, ngành thép đã có bước phát triển đột phá và vươn mình mạnh mẽ để trở thành nhà sản xuất thép thô thứ 13 thế giới, đứng đầu ASEAN về sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm. Tuy nhiên, ngành thép vẫn phải đang chịu trách nhiệm cho 7-9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% các quá trình công nghiệp (đã được xác định trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu).

 

Chính vì vậy, ông Đa cho rằng, công nghiệp thép Việt Nam cần hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh để đạt được mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050.

 

Viết bình luận