Quặng sắt
1. Quặng sắt là gì?
Quặng sắt là một loại hợp chất có chứa chứa kim loại hoặc các khoáng chất đá quý. Đây là một trong những loại tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất trên thế giới vì được khai thác để phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đáng kể trong việc định hình nền kinh tế toàn cầu.
Với hàm lượng sắt cao, tất cả lượng quặng sắt được khai thác chiếm đến khoảng 95-98% nguyên liệu để sản xuất sắt và thép, hai nguyên vật liệu thiết yếu đối với nhiều ngành công nghiệp.
2. Thành phần của quặng sắt
Để hiểu hơn về quặng sắt là gì, hãy tìm hiểu về thành phần chính để tạo nên loại đất đá này. Hợp chất này không chỉ là một loại đất đá thông thường mà còn là kho báu ẩn sau vẻ ngoài có màu xám tối, vàng rực rỡ hoặc màu nâu đỏ.
Có các loại quặng sắt thường thấy như magnetite (Fe3O4, 72,4% Fe), hematit (Fe2O3, 69,9% Fe), goethite (FeOOH), 62,9% Fe), limonit (FeO(OH)•n(H2O), 55% Fe) và siderit (FeCO3, 48,2% Fe).
Nguồn gốc |
Khu vực Đông Nam Á |
Kích thước |
Kích thước quặng tinh: 0.15 – 6.3mm Kích thước quặng cục: 6.3 – 40.0mm |
Thành phần hóa học |
Trong khoảng: 60.0 – 68.0% |
Quặng sắt được kiểm định kỹ lưỡng và cấp giấy chứng nhận bởi tổ chức SGS
Một số loại quặng chứa hàm lượng sắt rất cao, đặc biệt là hematit và magnetit (trên 60% sắt). Những viên quặng này có kích thước lớn hơn 6mm và được biết đến với tên gọi quen thuộc như “quặng tự nhiên” hoặc “quặng chở tàu trực tiếp” (DSO).
Về tính chất của quặng sắt chúng có thể được đưa trực tiếp vào lò cao để sản xuất gang. Loại hợp chất này không chỉ là nguyên liệu thông thường mà nhiều người còn cho rằng, trong thế giới nguyên liệu thô toàn cầu thì chỉ có quặng sắt và dầu mỏ mới có thể đem lên bàn cân so sánh được vì sức ảnh hưởng quá lớn của chúng trong cuộc sống.
Quy định từ chính phủ đã quyết định nới lỏng về xuất khẩu quặng sắt. Số lượng hợp chất này được xuất khẩu đã lên đến hàng triệu tấn, thậm chí một số doanh nghiệp còn vượt quá giới hạn cho phép, đến mức gần như là xuất khẩu trái phép.
Trong khi đó, các nhà máy lò cao trong nước lại đang phải đối mặt với tình trạng tạm ngưng do thiếu nguyên liệu quặng để sản xuất. Việc xuất khẩu nguyên liệu thô này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất thép trong nước và dự kiến sẽ gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia với số tiền không hề nhỏ.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn ở Việt Nam như Hòa Phát đang chuyển hướng sử dụng loại quặng magnetite với hàm lượng sắt trên 63%Fe. Nếu phải nhập khẩu quặng từ thị trường nước ngoài, giá quặng sắt Việt Nam sẽ ở mức khoảng 2,4 triệu đồng/tấn.
Tuy nhiên, giá mua hợp chất này trong nước lại chỉ từ 2-2,3 triệu đồng/tấn. Đối với loại quặng limonite với hàm lượng sắt thấp hơn, chỉ từ 50% Fe trở xuống thì giá lại càng thấp, chỉ đâu đó khoảng hơn 1 triệu đồng/tấn.
Để để đưa vào lò cao chế biến loại quặng này, đòi hỏi các công ty phải bỏ ra thêm chi phí để qua công đoạn xử lý đầu tiên. Nếu được phép xuất khẩu quặng, giá thành thực tế mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được chỉ từ 1,3 – 1,4 triệu đồng/tấn đối với loại quặng có hàm lượng trên 63% Fe. Chính vì vậy, nhiều công ty sản xuất quặng đang lựa chọn bán hàng trong nước để tránh những rủi ro không cần thiết và tỷ lệ lợi nhuận được cao hơn.
3. Phương pháp cơ bản nhận biết quặng sắt tự nhiên
Nhận biết quặng sắt là quá trình xác định xem một mẫu đất hoặc đá có chứa sắt đủ lớn để trở thành nguồn cung sắt cho kinh tế hay không. Dưới đây là một số cách nhận biết quặng sắt tự nhiên:
- Loại quặng này thường có màu từ xám đến đen, hoặc có thể là các tông màu đỏ, nâu do sắt oxit. Màu sắc đậm hơn và đồng nhất thường cho thấy chất lượng tốt hơn.
- Quặng thường rất cứng và khó bị phá hủy bằng tay. Nếu bạn không thể phá vỡ hoặc làm trầy quặng dễ dàng đó có thể đó là quặng sắt.
- Sắt là một chất từ tính mạnh. Sử dụng một nam châm để xem xét liệu nam châm có bám vào mẫu đất hay không. Nếu nam châm kết chặt lại thì có thể bạn đã tìm được thấy thứ cần tìm.
- Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng các chất hóa học để kiểm tra thành phần của mẫu đất. Điều này thường được thực hiện bởi các nhà khoa học và chuyên gia địa chất.
- Quặng sắt thường xuất hiện dưới dạng các hạt hoặc lớp trong các lớp đất hoặc đá. Cấu trúc này thường cho thấy sự tổ chức và phân bố chất sắt trong mẫu.
- Khi bạn nghi ngờ một mẫu đất có chứa sắt, bạn có thể thử chấm một lượng nhỏ mẫu lên giấy lọc. Nếu là đúng là hợp chất chứa sắt thì giọt chất lỏng sẽ có màu giống như máu xuất hiện trên giấy lọc.
- Khoáng sản chứa sắt thường có trọng lượng cao hơn so với đất thông thường.
Việc nhận biết hợp chất này là một công việc chuyên nghiệp yêu cầu kiến thức sâu sắc về địa chất, khoáng học và hóa học. Những phương pháp này thường được các kỹ sư địa chất sử dụng để nhận biết thành phần của quặng sắt một cách tương đối. Tuy nhiên để xác định chính xác vẫn cần sự kiểm tra một cách chi tiết bằng các phương tiện chuyên nghiệp.
4. Những yếu tố nào làm thay đổi giá quặng sắt trong và ngoài nước
Giá quặng sắt tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu rộng từ một loạt các yếu tố vĩ mô và vi mô, tạo ra một hình ảnh đa chiều về sự biến động trên thị trường nội địa. Dưới đây là những yếu tố quan trọng tác động đến sự thay đổi giá loại quặng này ở trong nước:
Nhu cầu trong nước và hoạt động sản xuất thép
Nhu cầu sử dụng quặng sắt trong ngành xây dựng và sản xuất thép tại Việt Nam đặt ra các yêu cầu về nguồn cung ổn định và giá cả hợp lý. Sự tăng giảm của nhu cầu trong nước và hoạt động sản xuất thép cùng lúc sẽ làm đồng loạt thay đổi giá cả trên thị trường. Khi nhu cầu tăng cao, giá loại khoáng sản này sẽ tăng theo, ngược lại khi nhu cầu giảm, giá cũng giảm để duy trì sự cân bằng trên thị trường.
Khả năng khai thác và công nghệ
Khả năng khai thác và các công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến nguồn cung và giá cả. Sự hiệu quả trong việc khai thác, bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp và thiết bị tiên tiến có thể giúp giảm chi phí sản xuất và giữ cho giá loại hợp chất chứa sắt này ổn định hoặc giảm đi.
Sự biến động của các yếu tố này đặt ra thách thức với nhiều chuyên gia và nhà quản lý thị trường Việt Nam, yêu cầu sự quan sát liên tục để đảm bảo sự ổn định và đưa ra dự báo chính xác trên thị trường quặng tại Việt Nam.
Chính sách thuế và hỗ trợ tài chính từ chính phủ
Chính sách thuế nhập khẩu và các biện pháp hỗ trợ tài chính của chính phủ có thể làm thay đổi giá quặng sắt. Thuế nhập khẩu cao làm tăng chi phí nhập khẩu, điều này có thể dẫn đến việc tăng giá trên thị trường trong nước. Ngược lại, các chính sách hỗ trợ như giảm thuế hoặc cấp vốn với lãi suất thấp có thể giảm giá quặng.
Biến động giá thế giới và nguyên liệu
Sự thay đổi giá loại hợp chất chứa sắt này trên thị trường thế giới và các nguyên liệu liên quan như dầu có thể làm biến động giá quặng sắt trong nước. Nếu giá thế giới tăng, giá tại thị trường Việt Nam cũng tăng theo để duy trì lợi nhuận cho người sản xuất.
Chính sách môi trường và an toàn lao động
Chính sách môi trường và an toàn lao động đặt ra các yêu cầu và chi phí cho việc khai thác nguyên liệu thô này. Chi phí này thường được chuyển sang giá quặng sắt, ảnh hưởng đến giá cả cuối cùng cho người tiêu dùng. Ngoài ra, các biện pháp bảo vệ môi trường như thu phí khí thải cũng có thể làm tăng giá nguyên liệu thô này.
Viết bình luận